Mô tả
Hiếu là gốc rễ của mọi đức hạnh. Từ xưa đến nay, hiếu đạo luôn là mỹ đức tốt đẹp của con người. Chữ “hiếu” thường đi liền với “thuận” tạo thành “hiếu thuận”. Điều này cũng ẩn chứa hàm nghĩa vô cùng sâu xa.
(Hình minh họa: Qua kknews.cc)
Vì sao gọi là hiếu thuận?
Vì sao gọi là hiếu thuận? Theo nghĩa bề mặt, hiếu thuận thông thường được hiểu là làm con phải hiếu kính và thuận theo, vâng lời cha mẹ. Cổ nhân giảng, hiếu là cái gốc làm người. Người bất hiếu là người đã quên mất cái gốc của mình, vậy là có tội.
“Phụ hề sinh ngã, mẫu hề dưỡng ngã; dục báo chi đức, hạo thiên võng cực” ý nói, cha sinh ta, mẹ nuôi dưỡng ta, ân ấy to lớn như bầu trời rộng vô cùng. Vì vậy, là con cái nhất định phải hiếu thuận cha mẹ.
Cổ nhân có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên” (trong trăm điều thiện thì hiếu đứng đầu). Hiếu thuận còn bao hàm ý nghĩa là chỉ người có hiếu với cha mẹ thì mọi việc cũng sẽ được thông thuận (hiếu rồi thì sẽ được thuận).
Ngọn nguồn của phong thủy chính là thể hiện ở việc tu tâm dưỡng tính, hiếu thuận với cha mẹ, tổ tiên. Một khi đã hiếu thuận với bề trên thì thuận lợi và may mắn tự nhiên sẽ đến.
Trong gia đình, vợ chồng hòa thuận, âm dương cân bằng thì tự nhiên sự nghiệp sẽ thịnh vượng. Gia đình hưng thịnh, gặp được quý nhân, mọi sự tất sẽ hưng. Một khi quý nhân đến thì tiểu nhân sẽ tự rời xa và gia đình hưng thịnh. Nếu vợ chồng bất hòa thì mọi sự tất sẽ suy bại.
Một người nếu không bỏ được thói quen xung đột, cãi vã với cha mẹ thì sẽ không thể thay đổi được vận mệnh của mình cho tốt lên. Một người con bất hiếu thì rất khó suy nghĩ cho người khác, và khi đó vận may sẽ khó hình thành.
Làm một người con mà ngay từ nhỏ đã hiếu thuận, không xung đột với cha mẹ anh em thì tương lai tất sẽ có tiền đồ. Bởi vì hiếu thuận với cha mẹ mỗi ngày được cổ nhân coi là tích phúc đức mỗi ngày.
Trái lại, một người hàng ngày đều xung đột với cha mẹ, không biết kiềm chế cảm xúc, đối đãi không tốt với thủ trưởng, đồng nghiệp thì công việc sẽ không thuận lợi. Thậm chí cả đời suy sụp liên tục, ở vào những thời khắc quan trọng thường sẽ gặp thất bại.
>> Hiếu thảo là cái gốc làm người – Hiếu thảo cảm động trời xanh
Người không hiếu thuận không thể được làm quan
Vào triều đại nhà Đường, Hoàng thượng Đường Thái Tông vô cùng coi trọng hiếu đạo. Lý Cao là một vị đại quan đến địa phận Ôn Châu nhậm chức. Một lần ông đi tuần tra địa phận mà ông quản lý để xem xét cuộc sống của dân chúng thì gặp một bà lão khóc rất thương tâm.
Lý Cao trong lòng cảm thấy thương hại bà lão, liền tiến đến thăm hỏi nguyên nhân. Bà Lão nói: “Tôi là con dâu nhà họ Lý, có sinh được hai người con trai là Lý Nhân và Lý Ngạc. Hiện tại hai người con của tôi đều lên kinh thành làm quan. Đã 20 năm nay mà chúng chưa về nhà. Cuộc sống của tôi bần hàn, không có cách nào để sống tiếp.”
Trên thực tế, hai người con của bà lão lúc ấy đã rất hiển quý. Người con Lý Nhân của bà đã làm quan đến chức Điện trung Thị ngự sử. Người con còn lại là Lý Ngạc cũng nhậm chức Kinh triệu phủ pháp tào. Hai người họ đều vì giỏi mà đạt được công danh hiển vinh như vậy.
Vì thế, Lý Cao nói: “Làm người, vô luận là ở nhà hay ở ngoài đều phải hiếu thuận, tôn kính người bề trên. Sau khi đã làm được điều ấy rồi, dùng chút tinh lực còn lại để học tập văn hóa. Làm con giống như Lý Nhân và Lý Ngạc là bất hiếu. Sao có thể làm quan trong triều được?”
Về sau, Lý Cao đem sự việc ấy tấu lên triều đình. Hoàng thượng liền lập tức hạ lệnh cách chức quan của Lý Nhân và Lý Ngạc, suốt đời không được làm quan nữa. Người đời cũng hổ thẹn khi kết giao với hai người họ.
Mạnh Tử và Khổng Tử đều giảng: “Ái hữu soa đẳng”, tình cảm có thân có sơ, càng thân cận thì tình cảm càng thâm sâu. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là thân cận nhất. Một người nếu như đối đãi với cha mẹ của mình chỉ giống như một người bạn đường thì nói gì đến “yêu dân yêu vật” được?
Cho đến nay, hiếu thuận với cha mẹ vẫn luôn được xem là đạo đức tốt đẹp, được mọi người kính trọng. Bởi vậy mà người bất hiếu vẫn luôn bị những người hiểu đạo xem thường và không nguyện ý kết giao.
An Hòa (biên dịch và t/h)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.