Tranh thư pháp chữ An

350.000 

THƯ PHÁP KIM QUYÊN – VẺ ĐẸP NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG

Nghệ nhân Kim Quyên tâm huyết góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để phục hưng các giá trị truyền thống của dân tộc. Các tác phẩm đều xuất phát từ nội tâm, với mong ước được làm đẹp cho đời, mang lại các giá trị thưởng thức sâu sắc và tốt lành đến với người hâm mộ.

CAM KẾT HOÀN LẠI NẾU KHÔNG HÀI LÒNG

Chuyển giao tranh toàn quốc.
Có thể thanh toán khi nhận tranh.
Gọi 0589989990

Mô tả

Trong “Luận ngữ” có câu: “Quá do bất cập”, ý nói làm bất cứ việc gì quá mức hay không đủ mức thì đều không tốt, không thích hợp. Đây chính là đạo xử thế của người xưa. Trong đạo xử thế này, điểm nổi bật nhất chính là “Độ”. Nó không chỉ là yêu cầu chung sống giữa người với người mà còn là yêu cầu tu dưỡng của mỗi cá nhân. Có “Độ” thì đời người mới có thể bình an và trường thọ.

trường thọ

(Hình ảnh: kompassnadel.de)

Danh y Tôn Tư Mạc thời nhà Đường từng nói: “Không quá ưu tư, không quá giận dữ, không quá sầu bi, không quá sợ hãi, không quá ngang ngược, không quá nóng nảy, không quá vui mừng, không mang lòng thù hận thì tất sẽ trường thọ”. Ông cũng khuyên răn thế nhân rằng, làm người, đối nhân xử thế, dưỡng sinh đều phải chú trọng điều độ, lưu tâm đến 8 điều “đừng quá” sau:

1. Giận đừng quá độ

Cổ nhân có câu, trên đời việc đáng ghét nhất là việc ác nhưng vẫn chưa bằng nét mặt tức giận. Trong thế gian, chuyện tối hạ lưu chính là khiến người khác phải chứng kiến vẻ mặt tức giận của bản thân mình. Bởi vì im lặng giữ nét mặt tức giận còn khiến người khác khó chịu hơn những lời trách mắng.

Bởi vậy, khi trong lòng có điều khó chịu, phiền muộn dù thế nào cũng không nên tức giận. Tức giận sẽ làm tổn thương gan, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mỗi người cần phải học cách khống chế cảm xúc của mình, đề cao hàm dưỡng, lạc quan xử thế. Người luôn vui vẻ không chỉ sức khỏe, tinh thần đều tốt mà người khác cũng nguyện ý kết giao.

2. Danh đừng quá cầu

Trong thế gian, danh lợi luôn là điều con người truy cầu nhưng cũng là khổ ải khôn cùng. Danh lợi khiến người ta luôn không thấy thỏa mãn, biết đủ mà “biết đủ” lại giống như một loại thuốc đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con người.

Lão Tử giảng trong “Đạo Đức Kinh”: “Phù duy bất tranh, cố vô vưu”, nghiã là chính vì không tranh với ai, nên không ai oán trách. Nơi nhân thế ồn ào náo động, biết bao người vì tranh danh đoạt lợi mà gặp tai họa. Nhưng người ta thường quên rằng, danh lợi đến đến đi đi, không tồn tại lâu dài. Ai có thể xem nhẹ, dũng cảm buông bỏ thì lòng tự nhiên được an tĩnh.

3. Lợi đừng quá tham

Trang Tử giảng: Kẻ coi trọng sinh mệnh, tuy phú quý nhưng không để sự cung dưỡng làm hại thân, tuy bần tiện nhưng không để cái lợi làm lụy hình hài. Người đời nay làm quan cao tước lớn, coi trọng sự mất chức tước. Thấy cái lợi mà khinh suất để mất thân mình, như vậy không phải là mê muội hay sao?” Ngạn ngữ phương Tây cũng có câu, tâm tham lam giống như đất cằn sỏi đá trong sa mạc, thấm hút hết thảy nước mưa mà không sinh sôi cỏ cây, làm lợi cho người khác.

Lão Tử giảng: “Nan đắc chi hóa, lệnh nhân hành phương” (của cải khó tìm khiến con người tranh giành mà gặp tai họa), Khổng Tử cũng giảng: “Vô dục tắc cương” (người không tham thì lúc nào cũng cương trực). Người tham lợi quá mức sẽ không biết điểm dừng, ngày đêm suy nghĩ đến cái lợi của bản thân, tính toán thiệt hơn, sống sẽ rất mệt mỏi. Tâm mệt mỏi, lo âu thì bệnh tật tự nhiên cũng xuất hiện. Khi ấy, cái được chẳng bù nổi cho cái mất.

4. Mặc đừng quá ấm

Danh y Cát Hồng thời Đông Tấn từng nói: “Đông bất dục cực ôn, hạ bất dục cùng lương; bất lộ ngọa tinh hạ, bất miên trung kiến kiên” tức là mùa đông chớ để quá ấm, mùa hè chớ để quá mát, đừng nằm ngoài loã thể dưới trăng sao, nằm ngủ chớ để lộ vai. Mặc quá ấm dễ bị cảm mạo, mặc quá lạnh dễ bị cảm lạnh.

5. Ăn đừng quá no

Danh y Cát Hồng cũng nói, đừng để quá đói mới ăn, ăn đừng quá no, đừng để quá khát mới uống, uống đừng quá nhiều, không đói chớ ép ăn, không khát chớ ép uống. Lúc không đói mà cố ép ăn thì tỳ lao tổn, còn khi không khát mà cố ép uống thì bao tử trướng. Sáng mùa đông đừng để bụng rỗng, còn tối mùa hạ đừng ăn quá no.

Khi ăn, ngũ vị chớ dùng thái quá bởi vì chua quá hại tỳ, đắng quá hại phổi, cay quá hại gan, mặn quá hại tim, ngọt quá hại thận, đó là cái lý tự nhiên của ngũ hành vậy. Những điều này có thể không nhìn thấy ngay cái hại nhưng về lâu dài sẽ bị tổn thọ.

6. Ở đừng quá rộng

Nhà cửa nên phù hợp với lượng người ở, không nên quá rộng. Phòng ốc nên là sạch sẽ, gọn gàng, không cần quá tráng lệ, xa hoa.

7. Làm việc đừng quá sức

Trong “Nam Hoa Kinh. Khắc ý”, Trang Tử giảng: “Hình lao nhi bất hưu tắc tệ, tinh dụng nhi bất dĩ tắc lao, lao tắc kiệt”, tức là lao nhọc thân xác miệt mài thì sinh ra điều tệ hại, tinh lực dùng liên tục thì lao tổn. Hễ lao tổn thì kiệt quệ.

Sức người có hạn, cường độ làm việc cần có hạn độ, vượt quá hạn độ sẽ thương tổn thân thể. Khi thân thể mệt mỏi thì tinh thần cũng không thể thoải mái. Cho nên, cần kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, cho tâm linh một chút tĩnh tại.

8. Nhàn đừng quá mức

Một người quá an nhàn thì sẽ khó tránh khỏi ngồi không, không có việc gì làm, như thế sẽ dễ sinh ra tâm lý chán nản, thân thể yếu nhược, tinh thần uể oải. Cho nên, dù là ở nhà nhàn rỗi cũng phải thường xuyên tham gia các hoạt động, tản bộ, giao tiếp với bạn bè hay đọc sách, vẽ tranh… để động não, bảo trì tâm tình khoan khoái, trường thọ.

Trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều người vì tham lam, ăn uống, chơi bời vô độ mà sinh ra bệnh tật thậm chí mất mạng. Vậy nên, cần chú trọng dinh dưỡng cho cơ thể phải thích hợp, điều độ, đừng quá xa hoa, thừa thãi. Đứng trước hỉ nộ ái ố  cần phải dùng tâm thái phù hợp để xử lý, có như vậy thì tâm mới khoái hoạt, trường thọ và cuộc đời mới bình an.

An Hòa

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tranh thư pháp chữ An”